Tin Thường Thức

Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Cho Nhà Ống – Những Điều Cần Lưu Ý

thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống

Ngày nay, với điều kiện sống “đất chật người đông” thì rất nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn phát triển xu hướng xây nhà theo kiểu nhà ống. Nhà ống là loại hình nhà ở được xây theo dạng hình chữ nhật, hình trụ với chiều ngang nhỏ nhưng mở rộng vào chiều sâu. Vậy với kiểu nhà như thế này thì nên thiết kế nhà vệ sinh sao cho phù hợp. Trong bài viết hôm nay, Smartliving sẽ bật mí cho bạn cách thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống sao cho khoa học, tiết kiệm diện tích mà vẫn đầy đủ công năng phải có. Mời bạn cùng xem nhé!

Nhà ống là loại nhà khá phổ biến tại các thành phố lớn

Nhà ống là loại nhà khá phổ biến tại các thành phố lớn

Diện tích thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống là bao nhiêu?

Thông thường, nhà vệ sinh cho nhà ống được thiết kế với diện tích khoảng 3m² – 4m², tùy theo diện tích mặt sàn của ngôi nhà cũng như nhu cầu sử dụng của gia chủ mà điều chỉnh thêm/ bớt diện tích sao cho phù hợp nhất.

Với diện tích tiêu chuẩn trung bình khoảng 3m² – 4m²; thì bạn có thể phân chia nhà vệ sinh thành các khu chức năng cơ bản; bao gồm khu vực khô (nơi đặt lavabo và bồn cầu) và không gian ướt (khu vực tắm đứng).

Nếu nhà vệ sinh có diện tích lớn hơn thì có thể trang bị thêm bồn tắm. Lưu ý nếu lắp bồn tắm thì không nên lắp thêm vách ngăn; để tránh mang lại cảm giác chật chội cho không gian căn phòng.

Vì diện tích bề ngang khá hẹp nên khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống cần lưu ý chọn diện tích hợp lý

Vì diện tích bề ngang khá hẹp nên khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống cần lưu ý chọn diện tích hợp lý

Cách bố trí nhà vệ sinh kiểu nhà ống

Như đã đề cập ở trên, 3 khu vực trọng tâm của nhà vệ sinh bao gồm bồn cầu, chậu rửa lavabo và khu tắm đứng. Để mang đến sự thuận tiện tối đa nhất, cần biết cách sắp xếp cho thật khoa học. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho gia chủ bố trí khu vực nhà vệ sinh trong lối thiết kế nhà ống:

– Khi phân chia khu vực khô và khu vực ướt, bạn có thể dùng vách ngăn di động hoặc thiết kế nền khu vực ướt có độ cao thấp hơn khu vực khô để tách bạch không gian.

– Nhà vệ sinh có diện tích nhỏ thì nên ưu tiên dùng các loại gạch ốp có màu sáng, ngoài ra có thể dùng gương để khéo léo tạo cảm giác mở rộng không gian. Với những chậu rửa, nên chọn kiểu dáng dài và hẹp, đồng thời tận dụng các thiết bị treo tường thay vì đặt dưới sàn nhà để tiết kiệm diện tích.

– Thiết kế hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh, mở cửa sổ quay về hướng mặt trời sẽ giúp nhà vệ sinh khô ráo, thoáng mát.

– Sử dụng các thiết bị nhà vệ sinh thông minh; nhằm giúp tiết kiệm không gian nhà vệ sinh; tiết kiệm nước, giảm tiêu hao điện năng; đồng thời mang lại sự tiện lợi, tối ưu khi sử dụng. Một số thiết bị nhà vệ sinh thông minh phổ biến ngày nay; bao gồm vòi nước thông minh, van xả thông minh, máy sấy tay, hộp giấy vệ sinh,…

Các thiết bị nhà vệ sinh thông minh giúp gia chủ tiết kiệm không gian đáng kể

Các thiết bị nhà vệ sinh thông minh giúp gia chủ tiết kiệm không gian đáng kể

Một số lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống

Ngoài đảm bảo mặt công năng thì khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống; cũng không nên bỏ qua việc thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy. Bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Phong thủy cũng là một trong những yếu tố quan trọng; ảnh hưởng đến sức khỏe bản, tài vận của các thành viên trong gia đình.

Một số điểm mà bạn cần lưu ý:

– Không đặt cửa nhà vệ sinh có hướng ra cửa chính.

– Nhà vệ sinh nên đặt ở điểm cuối ngôi nhà hoặc nép ở một bên ngôi nhà. Về mặt phong thủy thì vị trí này sẽ hạn chế được phát tán xú uế và âm khí tới các phòng khác theo hướng gió. Đặc biệt cửa WC tránh đối diện với cửa phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp; gây mất thẩm mỹ mà cũng không tốt cho phong thủy.

– Không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng chính Nam

– Thiết kế nhà vệ sinh nhà ống thì vị trí nhà vệ sinh phải đạt đủ điều kiện về độ thông thoáng. Bạn hãy tưởng tượng mà xem, sau một ngày dài làm việc mệt mỏi; thì nhà vệ sinh là nơi có thể thả hồn trong làn nước mát thư giãn. Vậy mà bước vào căn phòng lại tối tăm, ẩm thấp; sẽ gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu cho gia chủ. Vì thế, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách bố trí nhiều cửa sổ. Ngoài ra, gia chủ có thể đặt thêm một số chậu cây xanh nhỏ trong nhà vệ sinh; để giúp khử mùi hôi chủ động, đồng thời hạn chế những nguồn năng lượng tiêu cực xung quanh.

Nhà vệ sinh cũng cần đảm bảo yếu tố hợp phong thủy

Nhà vệ sinh cũng cần đảm bảo yếu tố hợp phong thủy

Tạm kết

Trên đây là những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống được Smartliving tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý hữu ích nhất để làm đẹp không gian sống. Ngoài ra, nếu muốn tìm nơi cung cấp các thiết bị nhà vệ sinh thông minh; thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0938 666 326; để được tư vấn và báo giá sản phẩm với giá tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *