Không chỉ các công trình lớn; nhà ở dân dụng cũng cần tuân theo các quy định khi thiết kế hệ thống điện trong nhà. Vậy, thiết kế hệ thống điện dân dụng, thiết kế hệ thống điện nhẹ cần lưu ý những gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm rõ các thiết kế hệ thống điện thông minh nhé!
Quy định chung về thiết kế điện trong nhà
- Không đi chung các loại dây điện với dây cáp tín hiệu thông tin.
- Dây cấp đến các đèn sử dụng dây Cu\PVC (1×1,0)mm2
- Dây cấp đến các ổ cắm dùng dây Cu\PVC (1X2,5)mm2 luồn trong ống PVC
- Dây cấp đến các ổ cắm phòng khách & bếp ăn dùng dây Cu\PVC (1×4)mm2 luồn trong ống PVC
- Dây cấp đến điều hòa, bình nóng lạnh dùng dây Cu\PVC (1×2,5)mm2
- Dây tủ nguồn cấp vào tủ tổng sử dụng dây Cu\XLPE\PVC (2×10)mm2
Quy định về các khoảng cách an toàn khi lắp các thiết bị điện
Khi thiết kế hệ thống điện trong nhà, đặc biệt là những ngôi nhà sử dụng nhiều các thiết bị điện; nhất định phải tuân thủ theo các quy định về khoảng cách an toàn để phòng tránh cháy nổ, chập điện.
Các khoảng cách an toàn khi lắp công tắc điện
- Dây điện nối ngầm giữa công tắc và ổ cắm phải xuất phát từ đường trục nằm ngang. Đồng thời khi thiết kế hệ thống điện trong nhà phải bố trí đường dây này thẳng đứng với bảng điện, ổ điện và công tắc.
- Khoảng cách an toàn giữa dây điện với cửa ra vào và cửa sổ ít nhất 10 cm.
- Công tắc đèn chính đặt gần cửa ra vào và nằm trong độ cao từ 70 – 990 cm.
- Bố trí các công tắc đèn cho phòng ngủ, bếp ăn riêng cho mỗi khu vực.
- Ổ cắm điện đặt cách sàn 30 cm, đặt công tắc cách sàn 90 cm
Thiết kế hệ thống điện trong nhà: Xác định vị trí các thiết bị điện
Việc thiết kế hệ thống điện trong nhà, hệ thống điện dân dụng cần vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị điện trước. Điều này giúp người thi công có một cái nhìn trực quan về các đồ dùng sẽ được lắp đặt. Trên bảng vẽ cần được đánh dấu các món đồ nội thất; các thiết bị điện, các vị trí ổ cắm điện cần lắp đặt.
Chú ý: Ổ cắm nên được đặt phía sau mỗi thiết bị điện cố định như máy tính, tv; dây điện luôn được giấu gọn gàng. Tuy nhiên, với ổ cắm dành cho các thiết bị điện không cố định; như máy hút bụi, quạt cây phải đặt cách sàn nhà khoảng 30cm.
Quy định chi tiết khi thiết kế hệ thống điện cho từng khu vực cụ thể
Thiết kế hệ thống điện trong nhà cho phòng tắm
Các phòng tắm ngày nay đều được thiết kế để có thể sử dụng các thiết bị điện như tông đơ, máy sấy tóc,… Do đó, cần bố trí ổ điện tại nơi cách xa nguồn nước và cung cấp đủ điện cho quạt thông gió, bình nóng lạnh hoặc máy giặt (nếu bạn đặt máy giặt ngay trong phòng tắm).
Thiết kế hệ thống điện trong nhà bếp
Phòng bếp là nơi sử dụng nhiều thiết bị điện nhất trong toàn bộ căn nhà. Do đó, khi thiết kế hệ thống điện dân dụng cho nhà bếp; cần tính toán để đủ ổ cắm cho các loại máy móc như máy hút mùi, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng,…
- Thiết kế ít nhất 5 ổ cắm để sử dụng điện trong phòng bếp.
- Ổ cắm và đường dây điện riêng cho bếp điện
- Đặt ổ cắm phía sau tủ lạnh
- Ổ cắm điện trong bếp phải cách sàn 130cm và cách bếp nấu ít nhất là 50cm.
Thiết kế hệ thống điện cho phòng ngủ
Với giường ngủ đặt ở giữa phòng, mỗi bên giường đều cần bố trí ổ cắm. Điều này là để phục vụ cho nhu cầu thắp sáng đèn ngủ nếu có và sạc pin các thiết bị điện tử. Đối với những phòng ngủ được trang bị 2 giường đơn riêng biệt thì số lượng ổ cắm cũng tương tự.
- Với phòng ngủ được trang bị tv. Vị trí của ổ cắm nên đặt sau tv để làm gọn dây điện.
- Ổ cắm cho điều hòa nhiệt độ cần được bố trí cạnh các cửa sổ.
Xem thêm: Hệ Thống Điện Nhẹ Và Các Tiêu Chuẩn Cần Đáp Ứng
Lời kết
Việc lắp đặt, thiết kế hệ thống điện trong nhà, thiết kế điện nhẹ là vô cùng cần thiết. Cuộc sống cũng trở nên tiện lợi hơn với các thiết kế hệ thống điện thông minh.
Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các thiết bị đồ dùng thông minh, thiết kế hệ thống điện thông minh; Công ty TNHH Thương Mại Ý Minh tự hào đem đến cho người Việt các sản phẩm giúp nâng cao giá trị đời sống.
Công ty TNHH Thương Mại Ý Minh: Nâng tầm ngôi nhà Việt với các sản phẩm: Vòi nước thông minh, bình xịt cảm ứng,… Máy sấy tay, khóa điện tử,…
LIÊN HỆ NGAY cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất nhé!