Thiết kế hệ thống điện nhẹ công trình là một trong những hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của các kỹ sư điện nhẹ. Vì vậy, để phục vụ cho việc thiết kế hệ thống điện nhẹ. Kỹ sư đã sưu tầm và lập tài liệu thiết kế hệ thống điện nhẹ, đặc biệt là quy trình thuyết minh biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ để phục vụ cho quá trình thi công.
Vai Trò Của Tài Liệu Đối Với Bản Vẽ Thiết Kế Hệ Thống Điện Nhẹ Là Gì?
Các thông tin tài liệu thiết kế hệ thống điện nhẹ bao gồm nhiều hạng mục và phân khu khác nhau. Có thể từ ước tính và bản vẽ thiết kế đến tính toán định lượng cho hệ thống dây điện, truyền tải hoặc các hệ thống điện, vật liệu và thiết bị khác… Tất cả các thông tin này chính xác đến từng góc cạnh. Điều này để đưa ra dự toán tốt và phù hợp nhất với công trình thực tế.
Tóm lại, có thể coi đây là một tập hợp dữ liệu phục vụ cho công việc xây dựng. Chính vì tính rộng lớn, là tiền đề của việc lắp đặt toàn bộ hệ thống điện nhẹ trong thời kỳ sau này. Những người kỹ sư thiết kế và xây dựng hệ thống điện nhẹ luôn lấy tài liệu thiết kế hệ thống điện nhẹ làm kim chỉ nam để tiến hành xây dựng – lắp đặt hệ thống.
Khái Quát Chung Về Tài Liệu Để Thiết Kế Hệ Thống Điện Nhẹ?
Nhìn chung, hồ sơ thiết kế hệ thống điện nhẹ bao gồm các hạng mục sau:
- Tính toan và ước tính về tổng thể tất cả các hạng mục cần thực hiện khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ.
- Sơ đồ lắp đặt hệ thống điện nhẹ trong kỹ thuật xây dựng.
- Sau khi khảo sát tại chỗ, kết hợp với việc xem xét cấp bản vẽ. Các kỹ sư thi công có thể tiến hành lập phương án thiết kế điện nhẹ. Hoặc đề xuất phương án thiết kế trong báo cáo cụ thể.
- Thống kê và tính toán khả năng chịu tải của hệ thống đường dây cho hệ thống điện nhẹ.
- Thảo luận và tham vấn về việc xây dựng nền đất.
- Xác định về kích thước, hình dáng và cách bố trí các ổ cắm, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt các nút có hệ thống dây điện phức tạp … Đây là một số thống kê cơ bản về file thiết kế. Hệ thống chiếu sáng.
Do đặc thù của việc thiết kế hệ thống điện nhẹ là rất phức tạp và có tính chuyên môn cao.
Quy Trình Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Điện Nhẹ
Trong quá trình thi công các công trình hạn mục hệ thống điện nhẹ. Các nhà thầu sẽ dựa vào tài liệu và hồ sơ thiết kế để có thể tư vấn và giám sát. Để đảm bảo có thể đạt được mục đích hoàn thiện về thẩm mỹ và an toàn cho công trình. Để đảm bảo đúng tiến độ thi công. Các công trình và các biện pháp thi công đã được duyệt. Với tiêu chí chất lượng là hàng đầu việc thi công và lắp đặt được thực hiện ra sao. Quy trình thuyết minh biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ bao gồm:
Quy trình thuyết minh biện pháp thi công điện nhẹ đối với ống điện âm tường
Trong tài liệu thiết kế hệ thống điện nhẹ có ghi rõ về việc quy trình thực hiện. Các quy cách để xác định các thông tin lắp đặt đối với ống điện âm tường.
- Định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường theo bảng vẽ. Sau đó dùng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí đã định trước.
- Lắp đặt ống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt. Điều này nhằm đề phòng bị nứt tường về sau. Không tạo vết nứt theo đường ống điện lắp trong tường.
- Nghiệm thu đạt yêu cầu. Tiến hành xây dựng và trát tường sau khi nghiệm thu.
Đối với ống điện âm sàn bê tông
Theo nhiều tài liệu về thiết kế hệ thống điện nhẹ. Đối với hệ thống ống điện âm sàn bê tông. Dùng nước sơn làm dấu các vị trí hộp nối trung gian trên sàn cốp pha khi đơn vị xây dựng thi công xong cốp pha sàn.
Đặt các hộp nối theo vị trí đã định. Dùng ống điện kết nối các hộp nối lại. Tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép. Nghiệm thu đường ống, hộp nối. Đến khi đạt yêu cầu tiến hành đổ bê tông sàn.
Khi đỗ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như: bẹp ống, vỡ ống, mất liên kết,…
Tài liệu thiết kế hệ thống điện nhẹ về lắp đặt hệ thống máng cáp
- Định vị cao độ, vị trí lắp các giá đỡ máng cáp.
- Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào các vị trí đã định vị, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.
- Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì dùng nối ren xuống và nối ren lên. Không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí chia ngả 3 ngả 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy sướt cáp điện trong máng cáp.
- Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
- Lắp và chỉnh sửa.
Tài liệu thiết kế hệ thống điện nhẹ về thông ống điện và kéo dây
- Xác định số m dây.
- Dùng dây chuyên dụng (dây mồi) tiến hành kéo dây theo bản vẽ thiết kế.
- Dây kéo được đánh dấu từng tuyến, theo màu,
Kiểm tra dây và lắp thiết bị
Quy trình tài liệu thuyết minh biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ có để cập đến việc kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị. Trong đó:
- Kiểm tra dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong quá trình kéo dây.
- Dây được kiểm tra an toàn trước tiến hành lắp đặt thiết bị.
- Sau khi lắp đặt thiết bị hoàn tất thì kiểm tra vận hành thử.
- Khắc phục khi có sự cố.
Tủ trung tâm và kiểm tra, nghiệm thu hệ thống
Quy trình tài liệu thuyết minh biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ đối với tủ trung tâm bao gồm:
- Lắp đặt tủ vào đúng vị trí theo thiết kế.
- Cắp nguồn cho tủ.
- Lắp đặt các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.
- Kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.
Quy trình tài liệu thuyết minh biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ đối với kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống.
- Vận hành thiết bị.
- Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).
- Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
- Nghiệm thu hệ thống, bàn giao.
Trên đây là các thông tin về tài liệu của bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ. Ngoài ra cùng với quy trình để có thể giúp các nhà đầu tư, nhà thầu kiểm soát quy trình tài liệu biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ hiệu quả. Để khám phá thêm nhiều bài viết thú vị. Hãy theo dõi Smart Living. Nếu như bạn đang tìm kiếm sản phẩm thông minh cho nhà cửa. Hãy liên hệ với Smart Living bạn nhé! Mang đến lợi ích cho căn nhà ưu việt của chính bạn.