Chất lượng của một nhà hàng không chỉ được đánh giá qua chất lượng món ăn, phong cách bài trí,…; mà còn là thiết kế nhà vệ sinh. Tại sao lại như vậy? Dù bất kỳ một khu vực nào, địa điểm nào đi chăng nữa; thì nhà vệ sinh luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự ấn tượng của khách hàng đối với dịch vụ của mình. Nhà vệ sinh phải thật sự sạch sẽ và có sự chỉnh chu trong khâu thiết kế thì mới thu hút được sự quan tâm của khách mới lẫn khách cũ. Vậy thiết kế nhà vệ sinh cho nhà hàng, khách sạn cần theo những tiêu chuẩn gì? Cùng SMARTLIVING khám phá và xem qua những mẫu thiết kế cho nhà hàng theo phong cách châu Âu ngay nhé!
Quy chuẩn trong thiết kế nhà vệ sinh cho nhà hàng
Nguyên tắc khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà hàng
- Xây dựng nhà vệ sinh ở những nơi dễ tìm thấy, kín; và đặc biệt là nằm cuối hướng gió để mùi không bị thoát ra ngoài trong lúc sử dụng.
- Không gian nhà vệ sinh phải tỷ lệ thuận so với không gian của nhà hàng. Không nên thiết kế quá lớn hoặc quá nhỏ. Vô tình điều này sẽ gây nên nhiều chênh lệch trong chi phí và khoảng cách.
- Tuyệt đối không nên thiết kế nhà vệ sinh gần khu vực bếp để đảm bảo vệ sinh cho thức ăn. Kể cả phòng vệ sinh được thiết kế kín đáo; và không ảnh hưởng gì đến môi trường bên ngoài; nhưng hệ thống nước bên dưới giữa nhà bếp và nhà vệ sinh có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp với nhau; dẫn đến chất lượng món ăn vì nguồn nước có thể bị giảm sút.
Bên cạnh việc thiết kế theo một quy chuẩn cụ thể cho nhà hàng, để đảm bảo vệ sinh luôn được ổn định; nên thường xuyên dọn dẹp và thay thế các vật dụng đã cũ. Không nên để quá lâu; vì vi khuẩn rất dễ sinh sôi trong môi trường ẩm thấp; nhiều mùi hôi làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của tổng thể nhà hàng.
Một số lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà hàng
Không riêng gì các khu vực quan trọng như phòng ăn và phòng bếp, phòng vệ sinh cũng là yếu tố rất quan trọng; và cần được chỉnh chu, chăm chút kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ như khăn giấy, xà phòng, nước rửa tay, thùng rác, gương treo tường,…
Các nhà hàng, khách sạn thường có xu hướng lựa chọn những loại gương lớn; để khách hàng có thể chăm chút bản thân mình trước và sau khi quay lại bàn ăn. Vệ sinh các vật dụng này cũng chính là cách tốt nhất để thể hiện sự tinh tế của chúng ta trong việc chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh việc kỹ lưỡng trong khâu thiết kế, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn những màu sơn và màu gạch phù hợp với không gian tổng quan của nhà hàng. Ưu tiên lựa chọn những gam màu sang, sạch và họa tiết nhẹ nhàng; nhằm tạo cảm giác dễ chịu.
Có thể kết hợp lựa chọn những phụ kiện trang trí khác nhau vách kính, rèm che hoặc cây xanh,..; tạo nên một không gian sang trọng và bắt mắt hơn. Đối với những khu vực có độ dốc; không nên để quá nhiều vật dụng dưới sàn nhà; và nên làm những mặt sàn chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho khách hàng trong quá trình sinh hoạt.
Một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh dành cho nhà hàng, khách sạn theo phong cách Tây Âu
Thiết kế nhà vệ sinh đơn dành cho khu vực nhỏ
Bất kể diện tích nhà hàng nhỏ hay lớn; khi thiết kế nhà vệ sinh, điều chúng ta cần quan tâm đầu tiên chính là đảm bảo không gian đủ rộng rãi; để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Khu vực vệ sinh trong nhà hàng phải luôn đảm bảo có đầy đủ các phụ kiện cơ bản như giấy vệ sinh, khăn giấy, nước rửa tay và hệ thống nước nóng lạnh được lắp đặt bên trong vòi nước.
Nhà vệ sinh trong các nhà hàng nhỏ thường sẽ mang những thiết kế khá tương đồng. Tổng thể đều sẽ bao gồm bồn câu, lavabo, thùng rác; và kích thước chỉ vỏn vẹn trong 2 hoặc 3m2. Chính vì điều đó mà để không gian bên trong có cái nhìn thoáng đãng hơn; chúng ta nên tránh sử dụng màu sơn và mà gạch có gam màu tối. Hãy lựa chọn những tông màu sang và nhẹ nhàng; để tạo các giác thoải mái hơn.
Thiết kế nhà vệ sinh cho các nhà hàng lớn, cấu trúc nhiều phòng
Đối với những nhà hàng lớn, không gian rộng và có sức chứa lên đến hàng trăm, hàng nghìn người; thì thiết kế nhà vệ sinh cần phải được cân nhắc và chăm chút kỹ càng. Số lượng phòng phải cân xứng và phù hợp với quy mô tổng thể của nhà hàng. Điều này chính là giải pháp để chúng ta có thể ngăn chặn được tình trạng tắc nghẽn và khách phải đứng xếp hàng, chờ đợi quá lâu khi vệ sinh.
Những nhà hàng có diện tích lớn nên phân chia khu vực vệ sinh giữa nam và nữ một cách rõ rang. Ta cần tính toán sao cho khoảng cách giữa 2 bên được phân bổ đồng đều nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư trong quá trình sử dụng.
Ánh sáng cũng chính là yếu tố có sức tác động không hề nhỏ lên tổng quan khu vệ sinh. Tuyệt đối không nên lắp đặt những thiết bị chiếu sáng có khả năng phát ra ánh sáng quá cao hoặc quá thấp vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Tổng kết
Thiết kế nhà vệ sinh được xem là một trong những yếu tố chủ chốt để người tiêu dùng có thể đánh giá chất lượng dịch vụ của chúng ta. Tinh tế và chau chuốt trong từng khâu chuẩn bị chính là cách chúng ta chăm sóc khách hàng, để họ luôn cảm thấy được quan tâm và phục vụ tận tình.
Qua những thông tin vừa rồi, SMARTLIVING hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích trong cách thiết kế nhà vệ sinh cho nhà hàng, khách sạn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác; hoặc đang quan tâm đến các sản phẩm của SMARTLIVING như vòi cảm ứng, đầu vòi thông minh,… Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!