Trong cuộc sống hàng ngày đối với người khuyết tật sẽ có những bất tiện nhất định. Trong sinh hoạt bình thường cần người phụ giúp; nhưng với vấn đề vệ sinh, việc thiết kế nhà vệ sinh tiện dụng sẽ giúp người khuyết tật cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là những tiêu chuẩn khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật, nhà vệ sinh khuyết tật. Thiết kế nhà vệ sinh thông minh cho người khuyết tật theo tiêu chuẩn sẽ giúp tránh phải trường hợp bị té ngã gây nguy hiểm. Theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật và những điều cần lưu ý
Không phải tự nhiên mà tiêu chuẩn nhà vệ sinh người khuyết tật được quy định một cách chi tiết tại Quyết định số 04/2012 của Bộ Xây dựng. Nhằm giúp đỡ người khuyết tật không mặc cảm và khiếm khuyết của bản thân; nhà vệ sinh được thiết kế thông minh sẽ giúp họ thoải má và có thể tự mình giải quyết nhu cầu khó nói mà không phải nhờ đến sự giúp đỡ. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh khuyết tật được quy định một cách cụ thể nhất để các công trình nhà vệ sinh; đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng được thi công phù hợp và thuận tiện cho mục đích sử dụng của người khuyết tật.
Dưới đây là các tiêu chuẩn riêng dành cho thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật; mà bất kỳ công trình xây dựng công cộng nào khi thi công cũng nên đặc biệt lưu ý.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh tiện dụng: Lối ra vào nhà vệ sinh
- Lối ra vào nhà vệ sinh công cộng là đường dốc; tiêu chuẩn được cho phép để thuận tiện cho người khuyết tật di chuyển là độ dốc từ 1/10 – 1/33.
- Đường rộng chiều dốc không được nhỏ hơn 1m.
- Với chiều dài đường dốc lớn hơn 9m; cần phải bố trí chiếu nghỉ cho người khuyết tật. Chiều dài của chiếu nghỉ tối thiểu là 2m; các khoảng cách đều nhau tối đa 9m.
- Hai bên đường dốc phải bố trí tay vịn.
- Với lối ra vào, chiều cao bậc được cho phép là từ 12 – 16cm; bề rộng từ 30 – 40cm.
- Không được phép dùng bậc thang hở và phải bố trí chiếu nghỉ phía trên cùng.
- Với bậc thềm có thiết kế quá 3 bậc thì hai phía của bậc thềm phải có tay vịn.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật: Diện tích
Tiêu chuẩn về diện tích nhà vệ sinh khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật cần lưu ý:
- Phòng vệ sinh có lối vào thẳng thì diện tích phòng vệ sinh tối thiểu là 1,9x1m, đối với cửa mở ra phía ngoài; và tối thiểu 2,7mx1m với nhà vệ sinh có cửa mở vào phía trong.
- Nhà vệ sinh có lối vào song song cho người đi xe lăn; kích thước phòng vệ sinh cho phép là 1,5mx1,45m
Lưu ý: Diện tích phòng vệ sinh đã bao gồm vị trí cho tay vịn; hộp đựng giấy vệ sinh, khu vực sàn trống và khu vực di chuyển của xe lăn.
Thiết kế tay vịn
Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh khuyết tật được quy định như sau
- Tay vịn được quy định lắp hai bên đường dốc, chiếu nghỉ, lối vào có bậc thang và lắp liên tục cả hai bên đường dốc.
- Đối với tay vịn ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc; chiều dài tay vịn phải được kéo dài thêm 30cm.
Những lưu ý về tay vịn
- Tay vịn phải dễ nắm, lắp đặt chắc chắn với tường. Tay vịn được khuyến khích sử dụng là loại có đường kính từ 25 – 50mm.
- Tay vịn phải có màu sắc tương phản với màu tường.
- Tay vịn phải được lắp chắc chắn với tường; phải đảm bảo tay vịn chịu được lực là 110 kg.m/s2 tại bất kì mọi điểm khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật.
Thiết kế nhà vệ sinh tiện dụng: Khoảng cách lắp đặt tay vịn tiêu chuẩn
- Độ cao lắp đặt là 0.9m tính từ mặt sàn.
- Đối với nhà vệ sinh dành cho người ngồi xe lăn; khoảng cách lắp đặt là 0.75m tính từ mặt sàn; khoảng cách tay vịn so với mặt tường tối thiểu là 4cm.
- Xung quanh bệ xí phải lắp đặt tay vịn nằm ngang. Chiều dài tay vịn nằm ngang trên mặt tường bên tối thiểu là 1m; cách mặt tường phía sau 0.3m.
- Tay vịn đứng thứ nhất được bố trí cách mép trước bệ xí 0.3m, cách đường trục bệ xí 0.25mm.
- Tay vịn thẳng đứng thứ hai được bố trí cách đường trục bệ xí 0.45m về phía tường cách xa bệ xí hơn.
- Tay vịn thẳng đứng được lắp đặt ở độ cao từ 0.85 – 1.3m tính từ mặt sàn. Cũng có thể bố trí tay vịn thẳng đứng từ mặt sàn tới trần.
Lưu ý:
- Các phòng vệ sinh có diện tích 1,4mx0.9m hoặc 1.5mx0.9m thì không cần lắp đặt tay vịn thẳng đứng; nếu nhà vệ sinh đã có tay vịn nằm ngang được bẻ xiên một góc 30 độ và 45 độ; với chiều dài tay vịn là 0.7m.
- Khu vệ sinh có bồn tiểu bắt buộc phải có tay vịn cho người khuyết tật. Độ cao lắp đặt bồn tiểu dạng ngồi hoặc gắn vào tường cách mặt sàn tối đa 0.4m.
Thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật: Tiêu chuẩn bệ xí
- Bệ xí cách mặt sàn từ 0.4 – 0,45m.
- Khoảng cách bệ xí tính từ mép trước đến mặt tường phía sau tối thiểu là 0.76m.
- Khoảng cách từ trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất tối thiểu là 0.46m
Tiêu chuẩn hộp đựng giấy
Thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật yêu cầu khoảng cách lắp đặt hộp đựng giấy như sau:
- Hộp đựng giấy đặt cách mép trước bệ xí từ 0.18 – 0.23m.
- Lắp đặt hộp giấy cách mặt sàn trong khoảng từ 0.4 – 1.2m
- Lắp hộp giấy dưới tay vịn tối thiểu 4cm; hoặc nếu lắp phía trên tay vịn thì khoảng cách tối thiểu là 0.3m (nếu có tay vịn).
Lời kết
Việc lắp đặt các thiết bị trong nhà vệ sinh cho người khuyết tật cũng như tuân thủ các khoảng cách nhằm đảm bảo sự tiện lợi cũng như tránh khả năng trượt té cho người khuyết tật. Do đó, các đơn vị khi lắp đặt cần chú ý các khoảng cách an toàn khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật.
Bên cạnh việc lắp đặt các vật dụng cần thiết cho nhà vệ sinh; các đơn vị thi công có thể cân nhắc đến việc sử dụng vòi xịt thông minh gắn bồn cầu cho khu vực vệ sinh cho người khuyết tật. Các chế độ xịt rửa tự động của bồn cầu thông minh sẽ giúp việc vệ sinh của người khuyết tật thuận tiện hơn. Đồng thời tinh giản các thiết bị cần lắp như vòi xịt, hộp giấy gây vướng víu cho người khuyết tật.
Liên hệ ngay cho SmartLiving để được tư vấn cụ thể nhất nhé!